Tin tức mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Phát huy sức sáng tạo của học sinh qua mỗi tiết văn học

Yêu những tiết học văn

Chìa khóa để mở ra cánh cửa thu hút hứng thú, tình yêu, niềm đam mê học tập môn Ngữ văn của học sinh,có lẽ trước hết là quyết tâm đổi mới, là tư duy sáng tạo của các thầy cô giáo trong quá trình dạy học. Để giờ văn thực sự là một tiết học bổ ích, hiệu quả…, giáo viên phải là người định hướng và có sức gợi mở tốt, giáo viên phải biết “khai thác” những tiềm năng của học trò,  biết thôi thúc và “truyền lửa” đam mê học tập cho các em, để từ đó học trò có cảm hứng và biết truyền cảm hứng…

Truyền “hơi thở” văn chương bằng phương pháp mới

Xuất phát từ tâm huyết, tình yêu sâu sắc với học trò, các cô giáo tổ Ngữ văn trường THPT số 1 Bảo Yên đã đưa những tiết học Văn đến gần hơn với cuộc sống. Quan niệm giáo dục truyền thống: coi học trò là “túi chứa” tất cả những kiến thức của thầy cô sẽ khiến tiết học trở nên nặng nề, cứng nhắc. Làm sao để kiến tạo những giờ dạy  văn hiệu quả? Làm sao để học sinh thích thú học văn, “tự mình” khám phá cái hay, cái đẹp của tác phẩm?

Trăn trở, tìm tòi, suy ngẫm, tổ Ngữ văn đã thiết kế những giờ dạy theo ý tưởng mới –“Đưa văn học đến với đời sống”. Thay vì chỉ ngồi nghe thầy giảng, học sinh sẽ “học” bằng cách tự mình nhập vai, tái hiện và “sống” cùng tác phẩm.

      ( HS tái hiện lại Cảnh cho chữ trong tác phẩm “Chữ người tử tù”)

Không những vậy, học sinh còn được diễn xướng dân gian, được tham gia hoạt động vận dụng, thực hành để nhập vai các nhân vật trong “Truyện cười”, được trở về với không gian cổ tích khi nhập vai các nhân vật trong “Tấm Cám”, được hình dung về văn hóa Tây Nguyên khi tái hiện không khí Sử thi trong “Chiến thắng Mtao, Mxây”, được trở thành những liền anh, liền chị khi hát giao duyên trong học nội dung về chuyên đề Ca dao, được sống với bản sắc dân tộc Tày, Dao, Mông khi học nội dung tích hợp văn học với mô hình trường học đa văn hóa.

( HS nhập vai, hóa thân thành các nhân vật trong “Truyện cười” “Tấm Cám”)

 

( HS hóa thân, nhập vai nhân vật trong Sử thi Tây Nguyên và liền anh, liền chị trong quan họ) 

Những tiết học như vậy tác động vào cảm xúc rất lớn. Nó đánh thức bản ngã, khả năng sáng tạo của học sinh. Qua đó, học sinh tự phát huy kỹ năng sống, năng lực liên kết làm việc, năng lực xử lý, tranh luận vấn đề chung. Khi cùng hoạt động, cùng làm việc nhóm, các em sẽ hiểu nhau và quý mến nhau hơn.

Từ tiết học đến trải nghiệm văn chương

Dạy học không phải là hoàn chỉnh bài giảng theo thiết kế là đã trọn vẹn công việc của một nhà giáo. Dạy học là dạy các em hình thành các năng lực và phẩm chất cơ bản, biết đặt học sinh ở vị trí trung tâm, biết trân trọng những phát hiện mới, những ý tưởng mới của học trò. Từ suy nghĩ ấy, các giáo viên tổ Ngữ văn đã thảo luận và thống nhất cách dạy, cách soạn, cách lên lớp thật cụ thể và khoa học. Với phương châm: “đổi mới, sáng tạo trong từng tiết dạy”, tổ đã thực hiện đổi mới đồng bộ: đổi mới từ khâu xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn bám sát theo đối tượng, đổi mới trong khâu vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm tạo hứng thú cho học trò, đổi mới ở hình thức khởi động, củng cố, hướng dẫn chuẩn bị bài; đổi mới ở cả hình thức kiểm tra đánh giá. Với tinh thần ấy, mỗi tiết, mỗi giờ sẽ là một hành trình khám phá vẻ đẹp và sức hấp dẫn của văn chương;  mỗi bài sẽ là một cách khai thác, một cách hình dung để tiết học thật gần gũi, dễ hiểu, vừa hấp dẫn, sinh động vừa gần hơn với  đời sống và suy nghĩ của học trò. Giáo viên còn truyền hơi thở, sức sống, niềm yêu thích văn chương cho học sinh bằng phương pháp mới, cùng trao đổi, đối thoại với học trò, cùng tham gia trò chơi đóng vai, cùng nhập thân là nhà văn để trình bày về quan điểm và phong cách nghệ thuật. Giáo viên cũng khơi gợi niềm hứng thú, yêu thích môn học bằng trò chơi kiến thức …, Như vậy, khai thác và phát huy yếu tố người học là mục tiêu cơ bản để tạo những giờ học ấn tượng và sáng tạo. Thông qua các hoạt động như vậy, tổ Ngữ văn còn đưa các nội dung này vào các hoạt động Trải nghiệm, các hoạt động ngoại khóa nhằm tạo hiệu ứng tốt với học sinh trong toàn khối, toàn trường.

Học văn - học làm người

Món quà quý giá nhất cho sự nghiệp giảng dạy của mỗi nhà giáo là truyền cảm hứng văn học và khơi dậy ngọn lửa sáng tạo trong mỗi học sinh, dạy các em biết trân quý những giá trị cao đẹp trong cuộc sống: biết yêu thương con người và đồng loại, biết sẻ chia, biết bao dung, biết sống có nghĩa tình và trách nhiệm…

Với những tiết học như thế, chắc chắn học sinh sẽ yêu thích môn Văn nhiều hơn, các em sẽ lưu giữ trong trí nhớ những hình ảnh, những ấn tượng thật sâu sắc về bài học; các em được vận dung, được thực hành, được sống trọn vẹn với cảm xúc trong từng tác phẩm.

***

Hãy đổi mới, sáng tạo xuất phát từ nhu cầu thực tế của học sinh,xuất phát từ nhu cầu thể hiện, khám phá và nhu cầu được sáng tạo của học trò.

                                                                                                                                                     Tg. Hoàng Thị Thu Hằng

                                                                                                                                                      


Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin khác