Tin tức mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN

         Vai trò quan trọng của văn hoá
         Văn hoá có một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của dân tộc Việt Nam. Trong bài phát của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đến dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai Nghị quyết XIII của Đảng đã khẳng định: Văn hóa là hồn cốt của Dân tộc, nói lên bản sắc của Dân tộc. Văn hóa còn thì Dân tộc còn,...
         Có thể nói, phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Đảng ta xác định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta. Nói sâu sắc, ngắn gọn như Bác Hồ là: "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi"! Đồng thời, Đảng ta khẳng định: Con người là chủ thể, giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới; phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu...
         Đi đúng định hướng của Đảng
         Nhằm thực hiện tốt đề án “Đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo…”, với mục tiêu dạy học “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”, nhiều năm qua, cùng với việc đẩy mạnh các phong trào học tập, trường THPT số 1 Bảo Yên vận dụng mô hình trường học gắn với thực tiễn là mô hình trường học đa văn hoá.
         Ngay từ đầu năm học, Trường THPT số 1 Bảo Yên đã đưa ra lựa chọn phù hợp, đúng định hướng của Đảng. Trường đã xây dựng kế hoạch trường học đa văn hoá, xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá mô hình và biên soạn trong việc dạy học của các bộ môn liên quan: Văn học, lịch sử, địa lí, tiếng Anh…

     Học sinh Trương THPT số 1 Bảo Yên trình diễn trang phục dân tộc của các em

         Và hiệu quả không ngờ
         Trường THPT số 1 Bảo Yên có tới hơn 70% học sinh là người dân tộc thiểu số đến từ các xã trên địa bàn huyện Bảo Yên. Tuy đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa còn không ít khó khăn, nhưng văn hoá của họ thì lại vô cùng phong phú, là những kho báu để chúng ta khai thác, tìm hiểu và gìn giữ, phát huy.

Các em học sinh dân tộc H’mông đang biểu diễn tiết mục múa sinh tiền

         Đến với trường học ngoài trung tâm thị trấn, ban đầu các em còn e thẹn, rụt rè, nhút nhát. Nhờ vào mô hình trường học đa văn hoá, các em được mặc trang phục dân tộc mình đến trường, được chia sẻ về nét đẹp văn hoá dân tộc mình để tự hào, được tái hiện lại các lễ hội đặc sắc để thầy cô và các bạn chiêm ngưỡng…Tất cả các hoạt động ấy dần đưa các em học sinh người dân tộc thiểu số trở nên hoà đồng với bạn bè, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp và đặc biệt là học tập tốt hơn, yêu trường yêu lớp, gắn bó với thầy cô, bạn bè. 

 

Các em đang hát và thổi sáo

         Đến với Trường THPT số 1 Bảo Yên, các em như được trở về chính nhà mình, vừa thân thiện, đầm ấm, yêu thương vừa được giao lưu, học hỏi, gìn giữ, phát huy truyền thống văn hoá dân tộc mình. 

Các em học sinh thể hiện nét đẹp dân tộc trong giờ học

    Một số hình ảnh hoạt động ngoại khoá mô hình trường học gắn với thực tiễn

                                                                                           Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương – Giáo viên Trường THPT số 1 Bảo Yên

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image