Tin tức mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
QUY CHẾ CHUYÊN MÔN

SỞ GD&ĐT LÀO CAI

TRƯỜNG THPT SỐ 1 BẢO YÊN


Số: 309/QCCM-THPTS1.BY

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Bảo Yên, ngày 14 tháng 9 năm 2018


 
 

QUY CHẾ CHUYÊN MÔN

năm học 2018-2019

                                                             

CHƯƠNG I.

NHỮNG QUY ĐỊNHCHUNG

1. Phạm vi, đối tượng thựchiện

 Quy chế nàyquy định nội dung thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của cán bộ giáo viên, các tổchuyên môn, bộ phận được giao nhiệm vụ chuyên môn trong nhà trường.

2. Mục đích yêucầu

         Quy chế chuyên môn là cơ sở để Hiệu trưởng nhà trường, Phó hiệu trưởng đượcgiao giúp Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đánh giá mức độthực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ, giáo viên trong mỗi tuần, tháng, kìvà năm học. Là căn cứ để đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên theo hướng dẫncủa Sở GD&ĐT;

         Mọi cán bộ, giáo viên có trách nhiệm thực hiện những nội dung quy định trongquy chế này.

3. Căn cứ đểxây dựng quy chế chuyên môn

Căn cứ Điều lệtrường Trung học (Ban hành kèm theoQuyết định số 12/QĐ-BGDĐT ngày 23/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo);

Căn cứ Quyếtđịnh số 682/QĐ-SGD&ĐT ngày 11/5/2015 của SGD&ĐT Lào Cai về việc banhành Quy định đánh giá chuyên môn giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dụcthường xuyên;

Căn cứ TT số23/2015/TTLT-BGD&ĐT-BNV, ngày 16/9/2015 TTLT quy định mã số, tiêu chuẩnchức danh nghề nghiệp giáo viên THPT công lập của BGD&ĐT-BNV.

 

CHƯƠNG II.

 NỘI DUNG QUY CHẾ

A.  Nhữngquy định đối với tổ chuyên môn

1.Cơ cấu tổ chức

         Tổ chuyên môn được thành lập theo quy định trong Điều lệ trường trung học củaBộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Nhà trường cơ cấu thành05 tổ chuyên môn như sau:

TT

Tổ chuyên môn

Ghi chú

1

Tổ Toán-Tin

2

Tổ Ngữ Văn

3

Tổ (TN): Lý-Hóa-Sinh-KTCN

4

Tổ (XH): Sử-Địa-GDCD

5

Tổ Anh-Thể dục-GDQP

2.Nhiệm vụ của tổ chuyên môn

2.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động chung củatổ, tổ trưởng (TT) giúp tổ viên xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn, kiểm trađôn đốc mỗi tổ viên thực hiện nghiêm túc việc dạy đúng, dạy đủ theo kế hoạchgiáo dục đã được phê duyệt, thảo luận tình hình và đánh giá kết quả giáo dụchọc sinh thuộc phạm vi tổ phụ trách, bàn các biện pháp nâng cao chất lượng giáodục toàn diện học sinh, kiểm tra hồ sơ chuyên môn của GV trong tổ (cónhận xét, đánh giá và lưu trong hồ sơ của tổ);

2.2. Xây dựng kế hoạchgiáo dục môn học, kế hoạch dạy học tự chọn theo học kì và năm học, kế hoạch ônthi HSG, ôn thi THPT Quốc gia, kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, kế hoạch sửdụng thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị tối thiểu của Bộ Giáo Dục;

2.3. Tổ chức trao đổi và đánh giá SKKN, đổimới PPDH, làm đồ dùng dạy học; tổ chức dự giờ lên lớp của các thành viên trongtổ để rút kinh nghiệm, tổ chức bồi dưỡng để nâng cao trình độ tổ viên. Phâncông tổ viên thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếukém;

2.4. Xây dựng và đăng kícác tiêu chí, chỉ tiêu của từng học kì và cả năm học cho từng khối lớp, có nhậnxét đánh giá hàng tháng, học kỳ và cả năm học. Sau đánh giá có biện pháp khắcphục những hạn chế cho tháng sau, kỳ sau;

2.5. Tổ chức phong trào thi đua trong tổ, nhậnxét và đánh giá tổ viên, thảo luận kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ của giáo viên,bao gồm cả việc dạy bồi dưỡng, dạy các bài khó, chương khó, trao đổi kinhnghiệm thiết kế bài dạy. Tổ chức thao giảng, dự giờ, sinh hoạt bài học theo quiđịnh, đánh giá chất lượng giờ dạy theo hướng dẫn quy định của Bộ GD&ĐT;

3.Sinh hoạt tổ

          Tổchuyên môn sinh hoạt 2 lần/ tháng. Nội dung gồm 2 phần: sinh hoạt hành chính và sinh hoạtchuyên môn. Việc sinh hoạt tổ chuyên mônđi sâu vào nghiên cứu bài học, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới PPDH nângcao chất lượng dạy học, tránh bàn tràn lan, chiếu lệ, hình thức dẫn đến hiệuquả không cao;

          Ngoàira, tuỳ tình hình cụ thể có thể tổ chức họp đột xuất (nếu cần).

4.Hồ sơ của tổ chuyên môn gồm

4.1. Kế hoạch năm học củaTTCM (có phê duyệt của lãnh đạo nhàtrường);

4.2. Sổ theo dõi thựchiện Kế hoạch giáo dục; phân công dạy thay, dạy bù, thí nghiệm thực hành, ứngdụng CNTT, dạy học theo chủ đề...;

4.3. Kế hoạch giáo dục bộmôn, các kế hoạch khác (dạy tự chọn, thiGVDG, ứng dụng CNTT, đổi mới phương pháp, ôn thi HSG, ôn thi THPT Quốc gia...);

4.4. Sổ lưu các văn bản hướng dẫn chuyênmôn của BGD, SGD, nhà trường.

B. Những quyđịnh đối với giáo viên

1. Nhiệm vụ của giáo viên

1.1. Giáo viên bộ môn

- Giảng dạy vàgiáo dục theo đúng Chương trình, kế hoạch giảng dạy đã được phê duyệt. Chuẩn bịvà soạn bài theo quy định trước khi lên lớp. TTCM thực hiện việc duyệt, ký giáoán cho giáo viên đầu tuần. (phân công kýgiáo án đầu tuần của lãnh đạo theo quy định của văn bản số 260/VB-THPTS1.BY,ngày 10/9/2018).

- Báo kế hoạchgiảng dạy của tuần xong trước 9h00 sáng thứ 2 để lãnh đạo trường phê duyệt. Nếudạy chậm chương trình phải có kế hoạch dạy bù kịp thời, tránh để dồn cuối kìhoặc cuối năm. Khi bàn giao lớp cho giáo viên khác phải bàn giao đúng tiếtchương trình;

- Kiểm tra, chấmvà trả bài theo đúng quy định, đúng tiến độ. Khi chấm bài kiểm tra phải nhậnxét cụ thể để học sinh biết để sửa chữa;

- Thực hiện tốtviệc ghi, nhận xét và đánh giá giờ dạy trong sổ đầu bài hằng ngày. Ghi điểm vàosổ điểm cá nhân, sổ gọi tên và ghi điểm, trên VN edu, thực hiện tốt việc ghiđiểm học bạ; (Quy định bài kiểm trathường xuyên: Chấm, trả bài, ghi điểm vào sổ gọi tên và ghi điểm và vào VNEDUkhông quá 1 tuần kể từ ngày kiểm tra, bài kiểm tra định kỳ: Chấm, trả bài, ghiđiểm vào sổ gọi tên và ghi điểm và vào VNEDU không quá 2 tuần kể từ ngày kiểmtra).

- Lên lớp đúnggiờ, không tự tiện bỏ giờ, bỏ buổi dạy, nhờ người dạy và dạy thay.  Khi được phân công dạy thay nếu thấy bất hợplý  phải chấp hành sự phân công sau đómới phản hồi lại để tổ trưởng điều chỉnh, tránh bỏ tiết;

- Đảm bảo có đủ hồsơ giáo án theo yêu cầu. Tích cực tham gia các hoạt động của tổ, nhóm chuyênmôn và nhà trường;

- Thường xuyên tựrèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng caotrình độ nhận thức về mọi mặt để nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.Tự bồi dưỡng và tham gia tốt các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do trường hoặc ngànhtổ chức;

- Tham gia tốtviệc bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém khi được phân công;

-  Tích cực dự giờ đồng nghiệp để nâng cao trìnhđộ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Tích cực tham gia phong trào làm đồ dùng dạyhọc và viết sáng kiến kinh nghiệm. Dự giờ đủ số tiết tối thiểu theo quy định;

- Thực hiện nghĩavụ công dân, các quy định của pháp luật, điều lệ trường trung học và Pháp lệnhcán bộ, công chức; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra củaHiệu trưởng, các phó hiệu trưởng và chịu sự điều hành về chuyên môn của Tổtrưởng chuyên môn và các cấp quản lý giáo dục;

- Đối với các giáo viên có dạy thêm, phảichấp hành đúng các qui định về dạy thêm hiện hành; không được dùng các biệnpháp nghiệp vụ để bắt ép học sinh đi học thêm (ra bài tập khó, thái độ thiếuthân thiện gây căng thẳng trong giờ học...);

- Giữ gìn phẩm chất, danh dự,uy tín nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu, tôn trọng học sinh; đốixử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh;phát huy tính tích cực của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp trongcông tác; xây dựng môi trường học đường thân thiện;

- Phối hợp với giáo viên chủnhiệm, các giáo viên khác, gia đình và Đoàn trường trong các hoạt động giảngdạy và giáo dục học sinh. Tích cực tham gia hoạt động của Công đoàn, Nữ công vàcác hoạt động khác trong Nhà trường. Tham gia quản lý học sinh trong các hoạtđộng giáo dục của nhà trường. Thực hiện tốt các công việc khác do Hiệu trưởngphân công;

- Phấn đấu đạt hoặc vượtchỉ tiêu bộ môn đã đề ra.

1.2.Giáo viên chủ nhiệm

Ngoài các nhiệm vụ được nêutại mục giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm còn có những nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu và nắm vững họcsinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằmthúc đẩy sự tiến bộ của lớp;

- Xây dựng kế hoạch chủ nhiệmtheo đúng hướng dẫn. Thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh để làm tốtcông tác kết hợp giáo dục học sinh. Chủ động phối hợp với Đoàn trường, giáoviên bộ môn, công đoàn trường, các tổ chức xã hội có liên quan để làm tốtcông tác giảng dạy và giáo dục học sinh;

- Quản lý tốt việc sinhhoạt của học sinh trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, tổchức và điều hành tốt tiết sinh hoạt cuối tuần. Làm tốt công tác củagiáo viên lớp trực tuần, điều hành lớp trong các buổi lao động, xếp loại thiđua HS theo tuần, tháng, học kỳ và cả năm;

- Biên soạn giáo án, tổchức và điều hành tiết sinh hoạt ngoài giờ đối với lớp mình phụ tráchtheo sự phân công của lãnh đạo trường, đảm bảo theo đúng các chủ đề hàngtháng và đủ số tiết quy định;

- Nhận xét, đánh giá và xếploại học lực và hạnh kiểm của học sinh cuối kì học và cả năm theo quy định hiệnhành của Bộ GD&ĐT. Đề nghị khen thưởng và kỉ luật học sinh, đề xuất danhsách học sinh được lên lớp thẳng, phải thi lại, phải rèn luyện hạnh kiểm tronghè, phải ở lại lớp; hoàn thành việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh (kể cả saukhi có kết quả thi lại và rèn luyện hè );

- Thường kì báo cáo (hoặc độtxuất nếu có) về tình hình học tập, rèn luyện và tu dưỡng của học sinh lớp mìnhvới lãnh đạo trường. Làm tốt công tác tham mưu, giúp Hiệu trưởng đề ra các biệnpháp nhằm kết hợp tốt giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việc giảng dạyvà giáo dục học sinh.

2.Quy định về hồ sơ giáo viên.

Căn cứ văn bản số 68/BGDĐT-GDTrH, ngày 07 tháng 01 năm2014 của BGD&ĐT về quy định hồ sơ sổ sách trong nhà trường THPT;

          + Giáo án;                               + Sổ điểm cánhân;

          + Sổ dự giờ;                                      + Sổ ghichép sinh hoạt chuyên môn;

          + Sổ ghi KHGD;                      + Sổ chủ nhiệm (GVCN);

3. Quy định về xin phépnghỉ và bàn giao chuyên môn 

3.1. CBGV khi nghỉ dạy baogồm: Nghỉtheo chế độ, nghỉ ốm nằm viện phải xin phép bằng văn bản cho Hiệu trưởng, đicông tác phải bàn giao lại bằng văn bản cho tổ trưởng chậm nhất là trước01 ngày. Trong trường hợp bệnh đột xuất phải tìm mọi cách thông tin ngay chotổ trưởng và báo cáo cho Hiệu trưởng . Tổ trưởng chịu trách nhiệmphân công dạy thay cho những GV được nghỉ theo chế độ.

3.2. CBGV nghỉ công tác giảng dạy vớicác lý do khác (việc riêng) phải xin phép bằng văn bản cho Hiệu trưởngvà phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng nhà trường, đồng thời phải tựnhờ GV cùng môn dạy thay đảm bảo kịp tiến độ chương trình.

4. Quy định về việc ghichép các loại hồ sơ chuyên môn chung

4.1.Sổ ghi đầu bài

Thực hiện theo đúng hướng dẫn, với các yêucầu cụ thể sau:

- Ghi đúng và đủ các đề mục mộtcách rõ ràng, sạch, đẹp, chính xác. Nếu có vắng phải ghi rõ ràng tên họcsinh vắng;

- Giáo viên chủ nhiệm phải ghi đầy đủ phầntổng kết cuối tuần. Những ngày nghỉ học, phải ghirõ nghỉ vì lí do gì, những tiết học nào bị mất, những tiếtdạy thay… v.v…;

- Phải có danh sách học sinh theosơ đồ chỗ ngồi để giáo viên thuận tiện trong việc theo dõi học sinh;

- Sổ để đúng nơi qui định, tuyệt đối khôngđể hoặc mang đi nơi khác khi chưa có sự đồng ý của lãnh đạo trường;

- GVCN chịu trách nhiệm về việc đảm bảocác đề mục như tuần học, ngày, tháng, và TKB được ghi đầy đủ và đúng trên sổđầu bài.

4.2.Sổ gọi tên và ghi điểm

Thực hiện theo đúng hướng dẫn, nhưnglưu ý:

- Việc ghi kiểm diện phải đầy đủ, đúng quiđịnh;

- Chữ số phải rõ ràng, các chữ số lấy đến số thập phân phải ghi đủ số;

- Phần tổng kết, đánh giá xếp loại cuốihọc kì, cuối năm, GVCN phải ghi đúng và đủ tất cả các ô, các cột mục, yêu cầughi họ tên thì phải ghi cho đầy đủ;

- Sổ luôn để ở nơi qui định, tuyệt đốikhông được mang đi nơi khác, trừ trường hợp đặc biệt, phải được sự đồng ý củaLĐTr.

        5. Quy định về việc soạn giảng và thựchiện tiết dạy trên lớp

5.1. Soạn giảng

           - Mỗi giáo án của GV phải có đủ các nội dung cơ bản theo hướng dẫn của Sở.Những môn học, bài dạy nếu được phép soạn gộp (soạn từ 2 tiết trở lên trongcùng một giáo án) thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của bộ môn đó;

- Tiết luyện tập, ôn tập cũng phải đầy đủcác bước như giáo án thường,  phải có nội dung và phần hoạt động của thầyvà trò, hướng dẫn và lời giải;

- Tiết kiểm tra từ 1 tiết trở lên phải cóma trận đề, đề, đáp án biểu điểm, thống kê kết quả, đánh giá, rút kinh nghiệmsau khi kiểm tra;

- Tiết thực hành: phải có giáo án và tổchức thực hành khi có đủ điều kiện cần thiết. Nếu không có thiết bị theo yêucầu giáo viên có thể thay thế bằng các thiết bị có tính năng tương tự;

- Các tiết trải nghiệm bộ môn, các tiếtdạy học theo chuyên đề phải có giáo án theo quy định;

- GV phải soạn giáo án trước khi lên lớp;

- Dạy học tự chọn, bồi dưỡng HSG và phụđạo học sinh yếu kém, ôn thi THPT Quốc gia cần theo từng nội dung và yêu cầu cụthể mà soạn thành giáo án riêng;

          -Các nội dung tích hợp, liên môn: LS địa phương, giáo dục môi trường, kỹ năngsống, pháp luật,… phải thể hiện rõ trên giáo án và kế hoạch giảng dạy;

- Thực hiện nghiêm túc tiết thực hành thínghiệm và sử dụng đồ dùng dạy học;

- Tích cực cải tiến, đổi mới phương phápdạy và học phù hợp với nội dung chương trình, thể hiện cụ thể qua việc soạngiảng.

5.2.Thực hiện tiết dạy trên lớp

- GV phải chuẩn bị chu đáo giáo án, đồdùng dạy học tr­ước khi lên lớp. Ra vào lớp đúng giờ. Tư­ thế, trang phục chỉnhtề, xư­ng hô mô phạm, không sử dụng điện thoại di động, không làm việc riêng;không hút thuốc, đồ uống có cồn khi lên lớp. Đảm bảo đầy đủ các khâu lên lớptheo quy định. GV phải ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số, trực nhật, vệ sinh vàcác quy định khác của nhà trư­ờng, ghi sổ đầu bài đầy đủ các cột, mục theo yêu cầu,nhận xét đánh giá và xếp loại tiết học theo đúng quy định;

          -GV phải chịu trách nhiệm về nề nếp của học sinh trong tiết dạy của mình và phảicó biện pháp uốn nắn những học sinh vi phạm trong giờ dạy, không được để xảy ratình trạng quản lý kém hiệu lực làm ảnh hưởng đến chất lượng bộ môn cũng nhưảnh hưởng đến giờ học của các lớp khác;

          -Thông qua các giờ lên lớp, GV phải hướng dẫn cho HS phương pháp tự học ở nhà.Coi trọng việc hướng dẫn HS sử dụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo ở trênlớp cũng như ở nhà. Kiên quyết chống lối dạy “đọcchép” dạy chay, thuyếttrình lan man, thoát ly đối tượng. Mỗi tiết học cần có thờigian thích hợp để kiểm tra và luyện tập cho HS. Thực hiện cách dạy theo hướng phát huy tích cực, chủđộng, tôntrọng những suy nghĩ độc lập, sáng tạo của HS, giúp các em tham gia có hiệu quảvào hoạt động dạy và học, đồng thời coi trọng vai trò tổ chức, dẫn dắt vàthuyết giảng của GV;

6. Quy định về thực hiện chương trình và thời khoábiểu

- Chương trình: thực hiện đúng kế hoạchgiáo dục bộ môn đã được phê duyệt, đảm bảo tiến độ theo tuần; tuân thủ khungthời gian kế hoạch của Sở GD&ĐT;

- TKB: Thực hiện nghiêm túc các tiết dạytrong thời khoá biểu; GV không được phép tự ý đổi tiết cho nhau, trừ trường hợpđặc biệt có sự đồng ý của lãnh đạo trường.

7. Quy định về kiểm tra, chấm bài, vàođiểm

7.1. Kiểm tra

          -Thực hiện đánh giá xếp loại học sinh theo thông tư 58/2011 của Bộ giáo dục.Tăng cường đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, chú trọng chất lượng thực củahọc sinh;

          - Đề kiểm tra phảicó sự phân hóa đối với từng đối tượng học sinh, đảm bảo các mức độ nhận biết,thông hiểu và vận dụng. Đối với các môn Khoa học xã hội như Ngữ văn, Lịch sử,Địa lí cần tiếp tục đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng đặt câu hỏi mở, đòihỏi học sinh vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng và có điều kiện trình bàychính kiến bản thân;

- Tổ chức kiểm tra đủ số lần kiểm trathường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành, đúngtiến độ theo hướng dẫn của Bộ, của Sở GD&ĐT và lịch của nhà trường;

- Bài kiểm tra 45 phút của các bộ môn: tổtrưởng chuyên môn thống nhất ma trận chung và nội dung phần - bài- chương kiểmtra. Đề kiểm tra phải phù hợp với trình độ của học sinh, đảm bảo bám sát chuẩnkiến thức-kĩ năng. Tuyệt đối không được ra đề kiểm tra quá khó, không có trongnội dung ôn tập hoặc bài chưa học;

7.2. Chấm bài, trả bài

- Bài kiểm tra phải chấm cẩn thận, sửachữa sai sót và ghi nhận những tiến bộ của học sinh. Bài kiểm tra 15 phút trảtrước 01 tuần, bài kiểm tra 45 phút trả trước 02 tuần. Riêng bài tập làm văntrả theo phân phối của ch­ương trình. HS vắng phải cho kiểm tra bù ngay nghiêmcấm việc cấy điểm cho HS;

7.3. Vào điểm và phê học bạ

- Hồ sơ, sổ điểm GV tuyệt đối không để HSlàm thay, nhằm tránh sai sót và đảm bảo đúng quy chế chuyên môn. GV phải thậtchu đáo, cẩn thận, hạn chế việc vào điểm sai sót, nếu vào sai phải thực hiệnsửa chữa đúng theo quy định (dùng viết đỏ gạch bỏ điểm sai, viết lại điểm đúngbằng mực đỏ vào phía trên, bên phải);

- Tất cả các điểm kiểm tra, GV phải vào đầyđủ trong sổ điểm cá nhân; sau khi trả bài cho học sinh, GV phải vào điểm ngaytrong VNedu và Sổ gọi tên ghi điểm;

- Điểm trong Sổ gọi tên ghi điểm và điểmtrong học bạ đều do GV bộ môn tự ghi vào và chịu trách nhiệm về phần ghi điểmbộ môn của mình;

- Ngoài việc ghi điểm, sửa điểm, GVBM còncó trách nhiệm báo cáo điểm theo định kỳ và thống kê điểm bộ môn của lớp, khốitheo yêu cầu của nhà trường và tổ trưởng chuyên môn.

8.Quy định về dự giờ thăm lớp và thao giảng

          -GV tập sự dự ít nhất 02 tiết/tuần, giáo viên còn lại dự ít nhất 1 tiết/tuần;

- LĐTr dự ít nhất 25% GV toàn trường; tổtrưởng, tổ phó dự ít nhất 2 tiết/GV của tổ/học kỳ;

- Ngoài ra, GV phải tích cực dự giờ thămlớp để rút kinh nghiệm trong chuyên môn, nhất là dự giờ theo tổ bộ môn. Khinhận xét đánh giá giờ dạy phải khách quan, công khai, đánh giá đúng thực chấttiết dạy theo quy định. Tránh nhận xét chung chung hoặc nhận xét và đánh giákết quả mâu thuẫn nhau.

9.Quy định về kiểm tra, đánh giá giáo viên

- Kiểm tra thường xuyên: hàng tháng tổ trưởngkiểm tra việc thực hiện chuyên môn của tổ viên như hồ sơ, sổ sách, giáo án,tiến độ thực hiện chương trình, việc kiểm tra đánh giá học sinh;

- Kiểm tra chuyên đề: 100% giáo viên đượckiểm tra chuyên đề, kiểm tra hồ sơ chuyên môn ít nhất 02 lần/HK, kiểm tra tổchuyên môn,...;

- Kiểm tra đột xuất: LĐTR có thể kiểm trađột xuất bất cứ GV nào của tổ (dự giờ, kiểm tra giáo án, sổ báo giảng, dạythay, dạy bù, dạy tự chọn, dạy thêm, dạy bồi dưỡng HSG, dạy phụ đạo HS yếukém…);

          - Cuối năm học cáctổ chuyên môn thực hiện việc đánh giá, xếp loại chuyên môn giáo viên theo đúngquy định;

CHƯƠNG III.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của Hiệutrưởng, các phó hiệu trưởng

- Triển khai đến toàn thể cánbộ, giáo viên nội dung quy định trong quy chế này, tổ chức thực hiện, thườngxuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế của cán bộ, giáo viên;

- Điều chỉnh kịp thời để quychế phù hợp với quy định của cấp trên và thực tiễn tại trường.

2. Trách nhiệm của Tổtrưởng chuyên môn

         Hướng dẫn để cán bộ, giáo viên tổ mình phụtrách nghiêm túc thực hiện nội dung đã được quy định trong quy chế này. Trongquá trình thực hiện có nội dung nào chưa phù hợp kịp thời góp ý để Hiệu trưởngxem xét, quyết định điểu chỉnh, bổ sung. Nghiên cứu các văn bản có liên quan đểlàm căn cứ tổ chức điều hành nhiệm vụ giảng dạy của tổ chuyên môn, cán bộ, giáoviên.

         3. Trách nhiệm của cán bộ, giáo viên

         Cán bộ giáo viên căn cứ nhiệm vụ được phân công nghiêm túc thực hiện nội dungquy định tại Quy chế này.

         4. Trách nhiệm của các Tổ chức đoàn thể

         Căn cứ nhiệm vụ, phối hợp tổ chức thực hiện Quy chế.

Nơi nhận:

- Hiệu trưởng (b/c);                                          

- TCM; GVCN; GVBM (th/h);

- Lưu: VT.

KT.HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

(Đã ký)

Đỗ Anh Tuấn




Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image